MỘT CUỐN SÁCH CÔNG PHU, BỔ ÍCH

Cuộc xâm lược của Pháp ở Việt Nam và chiến tranh gianh độc lập của Việt Nam ở Đông Dương đã thuộc về quá khứ lâu rồi. Thời gian đã xóa đi những tội ác, mất mát và đau khổ về quá khứ. Trí tuệ con người luôn nhớ. Bây giờ Việt Nam và Pháp là hai quốc gia hữu nghị, và người Việt Nam hiện tại nghĩ đến nước Pháp như một xứ sở của văn hóa và hữu nghị. Người Pháp đã để lại ở Việt nam, từ Nam chí Bắc những lâu đài, nhà hát, bảo tàng, thư viện, phòng thí nghiệm, trường đại học, cầu cống, đường sá, nhà ga, khu nghỉ mát, biệt thự, vườn hoa, cây trồng, trang phục, chữ viết, rất nhiều từ ngữ Pháp hóa trong tiếng Việt và cả những dấu tích sâu đậm trong văn học nghệ thuật, phê bình văn học và nghệ thuật ẩm thực…, chúng trở thành di sản vô giá của người Việt. Tuy nhiên tên gọi những đường phố, quảng trường, vườn hoa thì thay đổi rất nhanh chóng. Khi chính quyền mới lên thay thì chúng liền được thay đổi ngay bằng tên các vị anh hùng dân tộc

UN LIVRE DETAILLÉ ET UTILE

     L’invasion du Vietnam par la France et la guerre pour l’indépendance de l’Indochine appartiennent au passé. Le temps a effacé crimes, pertes et souffrances du passé. Les esprits n’ont rien oublié. Mais désormais, le Vietnam et la France sont devenus deux pays amis.  Les Vietnamiens considèrent désormais la France comme un pays de culture et d’amitié. Les Français ont laissé dans tout le Vietnam, du Sud au Nord, une grande architecture illustrée par des châteaux, des théâtres, des musées, des bibliothèques, des laboratoires, des universités, des ponts, des routes, des gares, des stations balnéaires, des villas, des jardins de fleurs, des plantes, des arbres, ainsi que l’art des costumes, de l’écriture latinisée, de nombreux mots francisés en vietnamien et aussi des traces profondes dans la littérature, l’art, la critique littéraire, la gastronomie, qui font maintenant partie du patrimoine inestimable du peuple vietnamien. Cependant, les noms de rues, places et parcs ont changé très vite. Lorsque le nouveau gouvernement a pris le pouvoir, les noms français ont immédiatement été remplacés par des noms de héros vietnamiens.

     Chính vì thế mà chúng tôi ngỡ ngàng và thích thú được đọc quyển sách của bà tiến sĩ Trần Thu Dung Dấu ấn lịch sử quan hệ Pháp Việt qua tên những con đường.Bà đã cho biết ở cả hai nước, đặc biệt là ở Pháp hiện có 204 tên đường, phố, quảng trường, bùng binh mang những tên liên quan đến mối quan hệ Pháp Việt. Trong đó có tên các danh nhân, tên vùng, miền, tên tỉnh, tên thành phố. Có những tên như Indochine, Cochinchine, Tonkin, Tourane, Annam ngày nay phần đông người Việt đã quên, vì có tên khác, lại được người Pháp nhắc lại nhiều lần như những kỉ niệm tự hào và đau đớn của họ. Trong đó, các tên tỉnh ở Bắc Kì được ghi nhớ nhiều hơn, ít thấy những tên tỉnh ở miền Nam và miền trung.

C’est pourquoi nous sommes surpris et ravis de lire le livre du Dr Tran Thu Dung “Les Empreintes historiques des relations franco-vietnamiennes à travers les noms de rues ». Selon elle, dans les deux pays, notamment en France, actuellement, 204 noms de rues, places et ronds-points portent des noms liés aux relations franco-vietnamiennes (Y compris des noms de personnes célèbres, des noms de régions, de domaines, des noms de provinces et de villes du Vietnam). On trouve également des noms anciens tels qu’Indochine, Cochinchine, Tonkin, Tourane, Annam, noms aujourd’hui oubliés par la plupart des Vietnamiens, D’autres noms, maintes fois répétés par les Français évoquent pour eux des souvenirs fiers et douloureux.  Ainsi les noms des provinces de Bac Ky sont davantage connus. Par contre les noms des provinces du Sud et de la région centrale sont rarement utilisés.

Các nơi đó đã có nhiều chiến sự và nhiều binh lính, sĩ quan Pháp đã ngả xuống. Những tên ấy đã gợi nhắc nhiều về lịch sử nước Pháp. Chúng tôi cũng thú vị thấy tên của chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt ở 8 nơi, Vua Duy Tân cũng được đặt tên trân trọng ở đảo Réunion và tên Nguyễn Văn Trỗi, người anh hùng chống Mĩ cũng được vinh danh đặt tên. Tất cả thể hiện sự kính trọng của người Pháp đối với Việt nam ngày nay. Người Pháp cũng đặt tên cho những người Việt đã có đóng góp cho sự vĩ đại của nước Pháp, thể hiện tình nghĩa của họ đối với ân nhân.

Tiến sĩ Trần Thu Dung đã rất công phu đi thu thập tư liệu ở nhiều nơi, ghi chép tỉ mỉ vị trí bản đồ, chụp hình các tên đường, tên phố, tên quảng trường và các bùng binh trên khắp nước Pháp, kể cả tên con hẽm, ngõ cụt, bến xe, kè, cư xá đều được ghi chép lại.  

Dans ces lieux, beaucoup de combats se sont déroulés et de nombreux soldats et officiers français sont morts. Ces noms évoquent l’histoire de la France. Il est également intéressant de voir que les noms tels que celui de Ho Chi Minh est placé à huit endroits ; le roi Duy Tan est aussi respectueusement utilisé à l’ile de la Réunion et Nguyen Van Troi – le héros anti-américain est également honoré. Tous témoignent du respect des Français vis-à-vis du Vietnam d’aujourd’hui. Les Français donnent également des noms de Vietnamiens qui ont contribué à la grandeur de la France, montrant ainsi leur gratitude envers à leurs bienfaiteurs.

 Le Dr. Tran Thu Dung a recueilli ses informations dans de multiples endroits. Elle a noté méticuleusement les noms et a établi une cartographie, prenant des photos des noms de rues, places et ronds-points partout en France ainsi que les noms des ruelles, impasses, gares routières, passages, résidences…

      Tên người Pháp được đặt ở Việt nam hiện còn ít, nhưng tên của Alexandre Iersin, Louis Pasteur, Albert Calmette, Alexandre de Rhodes vẫn luôn được dùng đặt tên cho nhiều con đường, vườn hoa, trường học mà tác giả đã đến tận nơi chụp ảnh. Không phải người Việt nào cũng biết điều đó.

     Danh sách trên tất nhiên chưa phải là cuối cùng ở cả Việt Nam và cũng như ở Pháp. Trong tương lai vẫn có thể còn nhiều tên tuổi của người Pháp và người Việt nam sẽ được đặt tên ở cả hai nước. Tôi nhớ đến tên anh Henri Martin và chị Raymond Dien đã từng dũng cảm chống chiến tranh Pháp Việt năm 1945-1954 sẽ có lúc được nhắc đến ở đâu đó.

     Quyển sách rất bổ ích. Xin chúc mừng tác giả và chúc cho tình hữu nghị Pháp Việt mãi mãi lâu bền.

Au Vietnam, il existe peu de noms de rues concernant la France, mais les noms d’Alexandre Yersin, Louis Pasteur, Albert Calmette, Alexandre de Rhodes sont toujours utilisés pour nommer des routes, jardins et écoles que l’auteur a visités et photographiés. Tous ces noms de rues sont inconnus par beaucoup de Vietnamiens.

     La liste ci-dessus n’est bien sûr ni exhaustive ni définitive, aussi bien au Vietnam qu’en France. Il pourrait y avoir à l’avenir des noms français et vietnamiens donnés à des rues dans chacun des deux pays. Je me souviens des noms de M. Henri Martin et de Mme Raymond Dien qui ont courageusement lutté contre la guerre d’Indochine de 1945-1954, dont on parlera ailleurs ultérieurement.

     Ce livre est très utile. Félicitations à l’auteure et souhaitons que l’amitié franco-vietnamienne soit durable et éternelle.

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2022.

Trần Đình Sử

Giáo sư văn khoa Trường Đại Học Quốc Gia ViêtNam

Professeur es lettres de l’Université Nationale du Vietnam

About Trần Đình Sử

Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội
Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Bình luận về bài viết này