GOLDBLATT HOWARD NÓI VỀ TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC ĐƯƠNG ĐẠI

Trần Đình Sử thuật và bình luận

Howard là nhà Hán học nổi tiếng người Mĩ, là người dịch văn học Trung Quốc, đặc biệt ông đã dịch tiểu thuyết Vú to mông lớn của    Mạc ngôn, khiến cho tác phẩm này đoạt giải Nobel. Ông có cuộc nói chuyện tại Hồng Kông về văn học Trung Quốc với nhan đề “Tại sao văn học Trung Quốc không ra được ngước ngoài”. Do bài nói có bản quyền, cho nên tôi lược dịch để bạn đọc Việt nam theo dõi.

Vấn đề người Trung Quốc băn khoăn là vì sao, văn học đương đại Trung Quốc, một nền văn học phong phú, đã dạng, hay như thế mà nước ngoài không lấy gì àm mặn mà? Howard đã nói nhưng điều mà nhiều người phương Tây đang suy nghĩ.

Trước hết phải nghĩ xem cái “văn học Trung Quốc” mà bạn định giới thiệu kia là cái gì? Có nước muốn giới thiệu văn học nghiêm túc của mình, có nước giới thiệu văn học không nghiêm túc. Có thứ không nghiêm túc, tức là thông tục,  được thế giới ưa thích. Nếu một nước nổi tiếng thế giới bằng văn học không nghêm túc thì có sao không? Có lẽ vì thế mà ông đã dịch tác phẩm của Vệ Tuệ và tiểu thuyết Totem sói sang tiến Anh?

Vấn đề thứ hai, ra nước ngoài như thế nào? Nêu một tác phẩm được giải nobel mà người đọc các nước không thích đọc, vậy như thế có đáng hay không? Đây là vấn đề tôi nêu để mọ người suy nghĩ và thảo luận.

Cũng cần phải nói thêm tôi bàn đây chủ yếu là về tiểu thuyết, bởi vì tôi phiên dịch tiểu thuyết, và tôi xin nói rằng, gần 10 năm nay, tiểu thuyết Trung Quốc không dược người đọc tiếng Anh thích thú. Các nhà xuất bản không muốn xuất bản tác phẩm dịch tiểu thuyết Trung Quốc. Cho dù xuất bản thì cũng không tổ chức ra mắt om sòm. Thị trường vănhọc cũng khó đoán như thị trường cổ phiếu, lên xuống bất thường, nhưng có quy luật của nó.

Dư luận của phương Tây nói chung cho rằng, nhà văn Trung Quốc sáng tác thường thiếu kỉ luật, viết nhanh quá, tốc độ một giờ 500 dặm Anh. Kết quả là tiền hậu bất nhất,  không phù hợp với sự thực, nhân vật và cố truyện hoang đường, thiếu logic.Có thể nói đó là hiện tượng “Nôn nóng” như tên gọi tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Đây là vấn đề mà nhà văn và giới phê bình văn học Trung Quốc cũng thừa nhận. Đây là do nhà văn Trung Quốc nôn nóng nổitiếng, họ thiếulòng kiên nhẫn. Vì thế họ không thể sáng tạo được tác phẩm lớn có giá trị nghệ thuật. Đây là vấn đề thái độ, ngoài ra còn cóvấn đề kinh nghiệm và kĩ thuật nữa, họ không nhìn thấy    những vấn đề cần được lí giải trong tiểu thuyết của họ. Tôi nói các điều trên không vì bới lông tìm vết, mà mong được hiểu sâu hơn vì sao tiểu thuyết TrungQuốc ở các nước phương Tây đang rơi xuống thấp. Dưới đây xin nói các vấn đề của báo Trung Quốc ngày nay.

Nói chung, tiểu thuyết Trung Quôc cũng như tiểu thuyết Hàn Quốc ít được phương Tây thưởng thức, ít nhất là ở Mĩ .Tiểu thuyết Nhật Bản, Ấn Độ, thậm chí Việt nam có vẻ khá hơn đôi chút. Có thể vì nhân vật tiểu thuyết Trung Quốc thiếu chiều sâu. Không phải mọi tiểu thuyết đều thế, nói chung, nữ nhà văn viết sâu hơn. Đại thể tiểu thuyết Trung Quốc có các khuynh hướng sau: tự sự lấy cốt truyện và  hành động làm động lực, đi vào tâm lí rất ít. Đây là vấn đề GS Hạ Chí Thanh cũng đã nêu. Vì thế   độc giả phương Tây không thích. Nhà văn Trung Quốc “ưu thời mẫn thế” nhiều quá, ham hố nói quá nhiều, nhân vật nông cạn, nhưng chính nhân vật mới là cái khiến người đọc hứng thú. Tiểu thuyết phải hay người ta mới bỏ tiền ra mua. Nếu hiểu tiểu thuyết là cái cửa sổ để nhìn thấy chính trị, kinh tế , văn hóa, tư tưởng, thì đương nhiên vẫn đọc loại tác phẩm đó. Nhưng người đọc loại đó rất ít.

Nhà văn Đức Kubin chê văn học hiện đại Trung Quốc là rác, cho rằng tác phẩm xuất sắc nhất của nó vẫn là tầm thường. Ông ấy chỉ trích   nhiều nhất là nhà văn Trung Quốc không đọc hiểu bất cứ tác phẩm ngoại ngữ nào, vì không biết ngoại ngữ, do đó mà nhãn quan rất hẹp. Thiếu một thế giới quan rộng mở. Như Mạc Ngôn, nhà văn giải Nobel, nhưng không biết ngoại ngữ nào.

Tôi đồng ý với nhận định trên, và còn thấy thêm một nhược điểm nữa. Đó là tiểu thuyết của họ dài lê thê, hầu như không biết dến lúc nào kết thúc thì đẹp. Không hiểu vì sao mà thích miêu tả nhiều chi tiết thế. Muốn biến tiểu thuyết thành bách khoa thư? Kể mọi chỉ tiết cho các nhân vật chính, phụ là yêu câu của kể chuyện? Luôn chia tách mạch chuyện thành nhiều nhánh, đưa vào chi tiết không cần thiết, đó là nghệ thuật? Phải chăng để câu độc giả? Tôi cho rằng cái bệnh này có gốc trong tiểu thuyết chương hồi. Ví như Hồng lâu mộng, theo tiêu chuẩn tiểu thuyết phương Tây, đọc rất thú vị, nhưng không phải là tác phẩm lớn, vì nó xen vào quá nhiều chi tiết không cần thiết, làm cho câu chuyện thiếu thông thoáng. (Nhận xét này rất đáng chú ý, Hãy nhớ lại nhận xét của Phan Ngọc khi chê tiểu thuyết Trung Quốc có quá nhiều chi tiêt mà Nguyễn Du khi viết lại đã cắt bỏ một cách tàn nhẫn, khiến Truyện Kiều kể thông thoáng hơn.) Có thể văn học nước khác cũng có khuyết điểm này, nhưng nhà văn Trung Quốc quá độ lượng, cho nên họ không nhìn thấy.

Tôi cho rằng vì ảnh hưởng truyền thống quá sâu, cho nên văn học Trung Quốc khó ra thế giới. Tiểu thuyết phương Tây phát triển đến thế kỉ XX đã có định hình, cóquy ước bất thành văn, tất nhiên vẫn có ngoại lệ. Nhưng cái chính theo tôi tiểu thuyết trung Quốc với phương Tây khác nhau nhiều quá.. Ngườ phương Tây đọc tiểu thuyết Trung Quốc băng tiêu chí tiểu thuyết novel của họ cho nên cái truyền thống của Trung Quốc trở thành một thứ khuyết điểm. Vì sao mà nhà tiểu thuyết Trung Quốc thích kể dài dòng? Theo tôi, Trần Đình Sử, là vì nó bắt nguồn từ lối kể chuyện thoại bản. Người ta kể muốn bắt người đọc chờ đợi kết cục, muốn thế phải nghĩ cách kéo dài, càng kể nhiều buổi, thì tiền càng nhiều. Tiểu thuyết càng dài, lắm chữ thì nhuận bút càng lớn, người đọc phải trả tiền cho nhà văn. Ở đây yêu cầu thị trường đã thấm sâu vào tiểu thuyết thọai bản cuả Trung Quốc, mà họ lại coi là truyền thống tốt đẹp, cứ kế thừa, phát huy.

Thời Ngũ Tứ 1919, phái cải cách ở Trung Quốc chủ trương, nếu bỏ truyền thống thì ảnh hưởng sẽ không lâu dài.Theo tôi ảnh hưởng về cách kết cấu tác phẩm của tiểu thuyết Trung quốc còn rất đậm.Do đó mà không thoát ra khỏi. Như vậy phải chăng có một tiêu chí về tiểu thuyết được quốc tế cộng nhận? Nói thế có thể có người chỉ trích tôi tuyên truyền một chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Dùng tiêu chí phương Tây để đánh giá tiêu thuyết Trung Quốc? Tôi cho rằng, nếu tiểu thuyết Trung Quốc có kết cấu chặt chẽ, có tính quốc tế, thì nhất định sẽ đi ra được.Hiện tại Trung quốc viết theo truyền thống của mình, nhung người đọc phương Tây không cảm tháy thế. (Trần Đình Sử tôi cho rằng nói thế là đúng, bởi vì toàn bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đều có hai nguồn, một là lấy chuyện sử là cốt truyện tiểu thuyết, mà chuyện sử thì chủ yếu là biên niên hoặc truyện kí, không lấy kết cấu làm căn bản. Hai là nghề kể chuyện thoại bản, như đã nói trên kể kéo dài, câu giờ, gây đợi chờ, cho nên chưa phải nghệ thuật củ tiểu thuyết.)

Ngoài ra thị trường cũng quyết định cách viết tiểu thuyết như thế nào,đó làthực tế. Chonên tiểu thuyết Anh có nhiều câu mở đầu rất xuất săc, như mở đầu Cá voi trắng của Mellvil: “Cứ gọi tôi là Ishmael”.Mở đầu tiểu thuyết Hai kinh thành của Dickens: “Đây là thời đại tuyệt vời nhất, cũng là thời đại khốn nạn nhất, thời đại thông minh nhất và thời đai ngu xuẩn nhất,” tiểu thuyết Trung Quốc không có câu mở đầu nào hay để nhớ mãi như thế.Nhận xét của tôi có thể    sẽ làm cho độc giả Trung Quốc ghét, song như tôi nói, mục đích là để cho tiểu thuyết Trung Quốc ra ngoài biên giới được. (người đọc Việt nam quá quen với tiẻu thuyết Trung quốc rồi, chẳng biết hay dở gì, cứ thấy là dịch và bán, và đọc!)

Vấn đề tiếp theo là dịch, thế nào là dịch hay, thế nào là dịch dở. Câu trả lời là tùy người mà khác.Nói chung có hai phái. Một là phái Nabokov, chủ trương dịch tiếp cận nguyên tác sao cho người đọc thấy đang đọc truyện nước ngoài. Phái thứ hai là Octavio Pas, chủ trương dịch gần với ngôn ngữ dịch, dễ đọc. Tôi dịch theo triết lí của tôi, đó là dịch cái ý mà tác giả muốn nói chứ không dịch theo từng chữ.Bây giờ Mạc Ngôn đã được giải Nôbel rồi, tôi nói dịch sát nguyên văn, nhưng dịch Con Ếch thì khác. Hãy xem Mạc Ngôn nói gì về phiên dịch trong bài điễn từ nhận giải: “Ngày nay càng ngày càng có nhiều tiểu thuyết Trung Quốc được dịch ra tiêng nước ngoài. Nhưng nhà văn viết cho ai, cho độc giả nước mình hay chothế giới? Mà cho thế giới thì phải qua phiên dịch. Phảichẳng viết cho người dịch dễ dịch? Tôic ho rằng viết cho ai cũng được, nhưng không cho nhà phiên dịch, như thế sẽ là nghèo văn học,làm hỏng phong cách.” Là một người dịch, tôi tán thành quan điểm đó.Tôi đã dịch ôngtừ mười mấy năm trước nhưng không hỏi ông nhiều như bây giờ.Nay xin hỏi thêm một câu: Nếu như một nhà văn sau khi viét xong môt tiểu thuyết, không dùng con mắt khhách quan mà xem lại thật cẩn thận, xem cấu tứ, kết cấu, có lỗ gì không , có chỗ nào chưa rõ, dùng từ có chỗ nào sai nghã, để đảm bảo thành phẩm đạt đến mức hoàn thiện, thì có phải có lỗi với người đọc không?Theo tôi phải có một người biên tập giúp nhà văn làm điều đó, vì tác giả khó mà khách quân. Rên thế giới có nhiều nhà biên tậpgúp nhà văn thành nhà văn lớn.

Tôi biết nhà biên tập và phiên dịch ở Trung Quốc địa vị không cao, nhuận bút cũng bèo. Khi sách ra nhà văn hưởng hết vinh quang, còn  nhà biên tập và hiê dịch đứng ra bên lề. Có thể do thể diện, đề cao nhà biên tập, không phải nhà văn sẽ tổn hại uy tín của nhà văn. Nhà biên tập không là nhà văn, nhưng là người độc giả có nghề. Trung Quốc chắc không có một bbiên tập viên như Maxwell Perkins, người đã làm cho  Fitzgerald, Thomas Wolfe và Hemingway nổi tiếng thế giới. Theo tôi biết, ở Trung Quốc rấtít Nxb có người biên tập có tài. Sách viết không cẩn thận, không có biên tập kĩ càng, đem xuất bản tất nhiên gía trị không cao.
Vậy việc dịch các sách như thế thì thế nào? ừ lâu có người nói tôi dịch sách rung Quốc theo kiểu 
“creative translation”, không biệt nói theo nghĩa khen hay chê. Một số bạn TrungQuốc, ní khen đấy, nhưng nghe vẫn rát tai. Tôi xin nói sách nếu có biến động thì đó là việc của biên tập viên của các Nxb Anh hoặc Mĩ., nhưng truyền thôngTrung Quốc cứ bảolà tôi. Các biên tập viên này không biết tiếng Trung, không hiểu văn hóa Trung Quốc, họ cứ theo truyên thống Anh Mĩ mà biên tập. Tiêu chuẩn duy nhất của họ, là xem có phù hợp với hành văn nước Anh, Mĩ hay không. 

Họ không biết tiếng Trung, cho nên nếu bỏ đi một đoạn mà văn thông suốt thì hay hơn, cũng được. Tôi biết một tác phẩm dịch  tiếng Đức sau đượcgiải lớn, nhưng sau mới biết cái bản dịch ấy thực ra đã được viết lại. Đối với nhà văn TrungQuốc kia, đó là một thắng lợi lớn, nhưng đã hi sinh mất chữ tín trong tín đạt nhã.. Tôi thấy nhiều người hiểu lầm chữ tín. Nhưng phần lớn   người dịch đều rất trung thành với tac giả. (Thực tế nàycho ta hiểu thế nào là dịch ra các thứ tiếng châu Âu, và không chỉ tác giả Trung Quốc mà các giả Việt nam cũng đều thế,chẳng hạn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,làm sao thoát khỏi biên tập được!)

Vấn đề cuối cùng là người đọc. Vì sao văn học phảiđược dịch ra tiếng nước ngoài? Vì đa dạng văn hóa, tìm thấy cái khác, xúc tiến đa văn hóa, là phong phú văn hóa của mình, làm giàu tư tưởng, ngôn ngữ, văn học. Trung Quốc là nước lớn, nhưng không nhất thiết nước lớn thì người ta thích đọc. Dù cho văn học dịch trên thế giới vẫn là một phạm vi nhỏ, nhưng những ai đọc văn học dịch, họ đều tìm các giá trị ưu tú, tư tưởng sâu sắc về con người.

Các bạn nghe tôi có thể không lấy làm vui lắm, có vẻ như tôi bắt bẻ, hạ thấp nhà văn và tác phẩm văn học TQ. Nhưng  xin nhắc lại mục tiêu của tôi là làm sao cho văn học Trung Quốc được dịch ra nước ngoài nhiều.Tôi mong mọi người thảo luận.

Advertisement

About Trần Đình Sử

Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội
Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s