TỐ HỮU BÀN VỀ THƠ

Một lần tôi đến chơi nhà thơ Tố Hữu theo lời mời của ông. Ông nói nhiều về tiếng Việt, về tiếng Huế, vê việc đưa chúng vào thơ. Ông có mấy ý rất đáng chú ý.

Theo ông thơ rất cần vần, bởi vì vần là “điểm nhấn” của câu thơ, nó làm rung động các phím đàn trong tâm hồn. Thiếu vần ý thơ dễ bị trượt đi. Đàn cò của ta rất coi trọng điểm nhấn, chính là vì vậy.

Ông rất coi trọng vốn cổ, vốn truyền thống. Truyền thống dân tộc vừa hiện đại, vừa nhân loại. Ví như lòng yêu thiên nhiên, khát vọng hòa nhập thiên nhiên, nó rất cổ, nhưng cũng rất hiện đại.

Ông nói Mao có chỗ nói đúng. “Thôi trần xuất tân”, tức là phủi bụi của cái cũ để hiện ra cái mới. (Ông đã hiểu lầm câu thành ngữ Tàu. Đó là lật đổ cái cũ để có chỗ cho cái mới xuất hiện. Ông lầm chữ “trần” là bụi với chữ “trần” là cũ. Phủi bụi thì làm sao có được cái mới!) Trong thơ ông coi trọng tình cảm hơn tư tưởng. Thể hiện tư tưởng bằng tình cảm, chứ không phải tư tưởng trần trụi. Chính tình cảm tạo ra giọng điệu. Vì sao mà ông thích cái cổ? Đó là cái hồn của dân tộc. Vì sao hàng nghìn năm bắc thuộc mà ta không bị đồng hóa? Vì sao ta vẫn là ta? Hãy đến Luy Lâu mà xem, ta không có gì giống Tàu hết. Chính nhờ cái vốn cổ đó. Cái cổ đó phân biệt ta với Tàu. Hãy coi nó là yếu tố nền tảng để xây đựng nên nền văn học mới.

About Trần Đình Sử

Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội
Bài này đã được đăng trong Uncategorized. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s