Báu vật của đời của Mạc Ngôn – lên bờ xuống ruộng trước khi nhận giải Nobel

Báu vật của đời của Mạc Ngôn

– lên bờ xuống ruộng trước khi được giải Nobel

 

Trần Đình Sử

 

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa có lời kêu gọi nhà văn sáng tạo các tác phẩm văn học nghệ thuật lớn xứng đáng với dân tộc và thời đại. Đó là một ý kiến rất hay. Nhưng làm thế nào để có được tác phẩm hay? Số phận nó sẽ như thế nào? Tôi xin kể số phận lên bờ xuống ruộng của kiệt tác Báu vật của đời của nhà văn Mác Ngôn để cùng suy ngẫm.

Mạc Ngôn kể, khi bắt đầu sáng tâc, động cơ của ông cũng rất tầm thường. Ông muốn có một chiếc đồng hồ đeo tay. Các bạn bè của ông đều có, mà ông thì không sao kiếm được vì trong túi không có tiền. Ông nghĩ, sáng tác tác phẩm văn học đăng báo, nếu được đăng thì có nhuận bút và đồng hồ cũng có. Nhưng các bài tập ban đầu đều không thành công. Bố mẹ ông đã phải bán một con bò để mua cho ông chiếc đồng hồ.

Nhưng tìm tòi học hỏi khi sang tác đã nhen nhóm trong ông tình yếu văn học. Đúng lúc đó mở cửa khai phóng, sách văn học nước ngoài được dịch rất nhiều. Ông vô cùng biết ơn văn học dịch, nhờ nó mà ông tiếp nhận được nhiều loại sáng tác đa dạng của thế giới, đặc biệt là tiểu thuyết của các nhà văn châu mĩ La tinh, nhất là Marquez. Ông đọc đủ loại từ Faulkner, Kafka, Tolstoi, Solokhov, Grass, các tác phẩm của Kawabata, Kenzaburo. Họ mở ra cho ông những con đường mới lạ. Và càng thúc đẩy ông sáng tác. Ông trở thành nhà văn tiền phong chủ nghĩa của Trung Quốc.

Tất nhiên để có tác phẩm Báu vật của đời, ông đã trải qua 20 năm sáng tác, tích lũy đầy mình tri thức, kinh nghiệm và bản lĩnh.

Cấu tứ của tiểu thuyết Báu vật của đời bắt đầu từ một hôm, khi ông rời tàu điện ngầm ở Bắc Kinh đi lên đường. Ông cứ bước theo bậc tam cấp đi lên, cho tới khi sắp ra khỏi bậc thang thì trước mắt ông là một người mẹ gầy đen, đang ngồi, ôm hai con nhỏ, mỗi đứa ngậm một đầu vú day day, tay kia thì sờ ngực mẹ. Ông đứng lặng người, nhìn trân trân, bất giác nước mắt ứa ra, mặc cho mọi người đi qua ngạc nhiên nhìn ông như quái vật. Cho đến khi có người đến vỗ vai, là một người bạn, hỏi vì sao lại khóc. Ông cho biết ông nhớ lại thời ấu thơ và thương mẹ mình.  Ông là con út, mẹ thương cho bú đến năm tuổi. Ông nhớ tới những năm sáu mươi, làng xóm đói to, không có gì ăn, phải hái rau dại ngoài đồng mà ăn. Có gì ngon mẹ đều cho con, có lần đói quá mẹ ông đã ăn sống rau dại giữa cánh đồng. Thế là ông quyết tâm sẽ viết một tiểu thuyết để kính tặng mẹ. Ông nghĩ đến mẹ , đến người phụ nữ, đến đất mẹ nuôi dưỡng con người. Cái ông nghĩ ra đầu tiên là cái tên tiểu thuyết. Phong nhũ phì đồn. Phong nhũ nghĩa là vú to, phì đồn là mông nần nẫn, ông nghĩ đó là biểu tượng của phụ nữ, của sinh thực mà ai ai cũng thích, nếu không thì là có vấn đề. Nhân vật chủ chốt là người mẹ giàu sức sinh nở và giàu khả năng thương khó. Nội dung tiểu thuyết phải là số phận của những con người, đặc biệt là phụ nữ. Ông dự định viết trong mười năm, nhưng rút cuộc chỉ viết trong chín mươi ngày là xong. Khi thức thì ngồi dậy viết, khi ngủ thì viết trong mơ. Ông viết rất vui, đến nỗi khi viết xong ông lên 10 kg.

Khi tiểu thuyết đem đến nhà xuất bản, vấn đề dầu tiên là ban biên tập không chịu cái nhan đề kia, nó có tính khêu gợi tình dục quá. Nhưng nhà văn kiên quyết không thay đổi, cuối cùng ban biên tập phải nhượng bộ. Khi in ra rồi, búa rìu mới bắt đầu đổ xuống đầu ông. Tại sao quân quốc dân đảng lại được miêu tả tốt, tại sao người cộng sản lại tả xấu, tại sao công kích đảng cộng sản. Người ta thành lập một tiểu ban đến làm việc với ông suốt ngày đêm. Họ chia nhau mỗi người một chương, đọc kĩ và phê phán những chỗ sai trái của ông về quan điểm, lập trường. Ban đầu ông không chấp nhận, nhưng trong số những người làm việc có một người phụ nữ bụng chửa đã vượt mặt, khi trao đổi, ông như nhìn thấy cả đứa bé trong bụng kia đang dẫy đạp. Ông nghĩ đứa bé kia tội tình chi mà cả hai mẹ con đều khổ. Thế là ông chấp nhận. Bao nhiêu bài mà thành viên tổ nghiên cứu viết ra để phê phán ông, ông đều kí tên nhận lỗi hết. Tưởng thế là xong, song cấp trên không muốn thế, họ muốn phải có cái gì xử lí chứ.  Thế là lại tiểu tổ ấy đến vận động ông viết thư đến nhà xuát bản, đề nghị ngưng xuất bản, còn sách đã in thì phong lại đem tiêu hủy. Ban đầu Mạc Ngôn kiên quyết không chịu. Việc cấm đoán là của các ông, còn tôi, tôi không rút lui tác phẩm. Tiểu tổ lại làm việc với ông cả đêm lẫn ngày. Cái cô bụng chữa kia lại đến thuyết phục nhiều lần. Ông thấy thương cô ấy, nghĩ, cuốn sách là cái quái gì, nó quý bàng cái sinh mệnh trong bụng người đàn bà kia không. Thế là ông viết đúng như họ yêu cầu. Nhưng nhà xuất bản vừa tuyên bố sách cấm, phải thu hồi thì trên thị trường sách in lậu phát hành tràn lan khắp cả nước, không ai ngăn được. Trong lúc đó thì trên các báo chí quan phương nhan nhản các bài phê phán ông  với những quy chụp, tội danh, lời dạy đời y như thời kì đại cách mạng văn hóa mấy chục năm trước. Ông bảo tôi hết sức khinh bỉ các bài đó, không chỉ đạo đức tầm thường, trình độ văn hóa thấp kém, hiểu biết nông cạn, mà thái độ lại thô bỉ. Đặc biệt là các nhà văn lão thành, sức sáng tác đã cạn thì lòng đố kị càng hăng, lời lẽ càng ác độc, ông càng coi thường. Một số nhà văn trẻ thì lại do nhu cầu riêng luôn miệng nhân danh nhân dân, tổ quốc, tự coi mình là đại diện cho nhân dân, thiếu một nỗi là khi ra đường thì dán hai chữ nhân dân lên mặt nhằm đánh dấu thân phận mình cho xã hội biết.

Chính trong lúc phong trào phê phán tiểu thuyết đang lên cao thì có một nhóm nghiên cứu sinh văn học của trường Đại học Cát Lâm tổ chức một cuộc tọa đàm về tiểu thuyết Báu vật của đời. Sự phân tích sâu sắc, thấu tình đạt lí và đánh giá cao tác phẩm của Mạc Ngôn, coi đó là thành tựu của văn học Trung Quốc đương đại. Kế đó có một tờ báo nhỏ dũng cảm đem đăng các bài đó lên. Dư luận loang ra, cuộc phê phán đã có chiều thay đổi. Giá trị văn học nằm ở trong tim người, không nằm ở những lời đánh giá có định hướng. Tác phẩm tuy bị cấm nhưng vẫn cứ lưu hành.  Nó được dịch ra nhiều thứ tiếng và cuối cùng được nhận giải Nobel.

Nhà văn Việt Nam muốn có tác phẩm lớn, hãy suy nghĩ và biết tự tin, tự trọng, sẽ có ngày thành công.

(Theo sách Mùi vị của tiểu thuyết của tác giả Mạc Ngôn, nxb. Xuân Phong, Thiên Tân, 2003.)

About Trần Đình Sử

Giáo sư tiến sĩ Lý luận văn học, khoa Ngữ Văn, Đại học sư phạm Hà Nội
Bài này đã được đăng trong Uncategorized và được gắn thẻ , . Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

9 Responses to Báu vật của đời của Mạc Ngôn – lên bờ xuống ruộng trước khi nhận giải Nobel

  1. montaukmosquito nói:

    Viết theo đúng chủ trương của Đảng và Chính quyền còn mau và dễ thành công hơn nữa . Giải thưởng Hồ Chí Minh đang chờ mọi người, hãy chọn con đường Đảng đã vạch sẵn .

    Giải Nô beo là của tư bản giãy chết . Tại sao ta phải lụy tư bản thế nhỉ ?

    • Bạn ơi, nhiều giải thưởng Stalin, Lenin danh giá một thời nay chẳng ai buồn nhắc đến.

    • montaukmosquito nói:

      Tại cái chế độ bảo đảm cho hào quang của giải thưởng đã tiêu tùng . Nếu chế độ vẫn còn xem, các giải thưởng đó vẫn còn danh giá ra phết .

      Tức là các nhà văn nước ta nên bảo vệ chế độ theo phương châm “Còn Đảng, còn văn/thơ/nhạc mình”.

      • Con cảm ơn thầy rất nhiều. Câu chuyện thầy kể đã cho con tư liệu rất quý vấn đề con đang tìm hiểu về nhà văn Mạc Ngôn. Kính mong thầy có nhiều bài viết hơn nữa về nhà văn Mạc Ngôn để chúng con có điều kiện tham khảo, học tập , tìm hiểu. Con kính chúc thầy luôn mạnh khỏe.

    • Vậy thưa bạn montaukmosquito cái gì đang giãy để sống?
      Giãy để chết cho đáng chết còn hơn là giãy để sống vật vờ.

  2. Nguyễn Văn Nông nói:

    Lâu rồi không thấy Thầy có bài mới! Đọc bài này em thấy đúng nhưng Người Việt Nam có lẽ không giống tư duy của Mạc Ngôn, vì tư duy ngắn hạn và ít trí tưởng tượng hơn. Em nghe nói người Nghệ Tĩnh giàu trí tưởng tượng nên có Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương chứ. Còn người miền Bắc như em đôi khi quá kĩ và cụ thể, hay người miền nam lại quá phóng khoán…v.v. Đại loại thế. nên có tác phẩm hay nhưng ít giàu chất triết học.

  3. ha lê_praha nói:

    nhìn quanh cái lều văn chương việt, tài năng của họ đã phô sẵn ra hàng chục năm nay rồi, phải nói trắng hếu ra là ít văn tài. trong tâm thức của nhà văn việt nam ta, tính nô bộc chữ nghĩa điển hình cho một tư duy ăn đong quá khứ, và vay mượn quá khứ. tưởng chừng như nguyễn huy thiệp hay bảo ninh và một vài đốm lửa khác có thể vượt được nấc thang của ý thức hệ đương thời tiến thẳng vào lâu đài văn chương, nơi đó có hào quang, có sự tân cùng của khổ đau nhân thế. đến lúc họ cũng chỉ dừng lại ở một vạch sẵn của tấm bảng chỉ đường không dám, hay không thể vượt qua. bản chất nô lệ đã trở thành một thói quen, dẫn đến những tư duy bồi bút ăn đong thời vụ đã ngấm vào thế hệ các nhà văn già trẻ, và còn ngấm mãi cho tới lúc bỗng dưng muốn khóc òa, nhưng khóc không thành tiếng. tôi còn nhớ lâu rồi ông tổng bí thư đỗ mười người thợ sửa chìa khóa lâu năm có đặt giải tiền tỉ cho một tác phẩm hay. bao năm chẳng thấy, chỉ thấy le lói mấy câu vè của mấy bậc thầy đồ lười nhác khắc họa tỉ mẫn cái thời bao cấp cho đó là hay. người trung quốc đã tiến xa rất nhiều so với người việt nam. và cái đảng cầm quyền của trung quốc vượt hẳn lên so với cái đảng của mình. cái gì họ cũng hơn hẳn. cái giải noben văn chương của thế giới tặng cho mạc ngôn làm cho các nhà văn việt thấy mình chỉ đáng quay về viết bò lốc cho vui. nhưng biết đâu qua lần giáo huấn của ông bí thơ nhà họ nguyễn lại chẳng simh ra một pran kapka theo kiểu việt nam. và tư tưởng xuyên suốt trong tác phẩm của họ cũng mang dáng của tha nhân là địa ngục…

  4. Thật lòng con thấy gần đây Thầy viết “hay” hơn rất nhiều. Những bài viết đã tạo nên cho bọn con niềm tin thế này: Không ai có thể bịt miệng được những con người trung thực.

  5. Minh Trang nói:

    Tiểu thuyết đạt giải Noben là “Ếch” chưa không phải “báu vật của đời”

Gửi phản hồi cho montaukmosquito Hủy trả lời